Vào ngày 28 tháng 5, ban tổ chức Giải đua xe công thức 1 (F1) tổ chức tại Zandvoort, Hà Lan, thông báo rằng do đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, giải sẽ bị hoãn lại cho đến năm 2021. Giải đua ven biển này rất được người dân ở đất nước Hà Lan quan tâm bởi đây là lần đầu tiên tay đua trẻ nhất của Red Bull Max Verstappen tham gia một giải đua tại quê nhà kể từ năm 1985, và đây cũng là lần đầu tiên có một giải đua được tổ chức trong nước.
Trước đó, sự kiện này đã bị hoãn từ ngày 3 tháng 5, và quyết định lùi lịch mới nhất sang năm sau cũng đồng nghĩa với việc 4 trong số 22 trận F1 ở mùa giải 2020 đã bị hủy bỏ. Pháp, Australia và Monaco cũng tuyên bố hủy bỏ sự kiện giải đua trong năm 2020.
Đã bán hết 300.000 vé
Giám đốc Grand Prix Hà Lan Jan Lammers cho biết cơ quan này đã đánh giá khả năng tổ chức giải đua không khán giả nhưng cuối cùng quyết định phương án này không khả thi. Các nhà tổ chức cho biết đã bán hết số vé xem sự kiện năm nay; những chiếc vé này sẽ vẫn có giá trị cho giải đua năm tới.
Theo các nhà tổ chức; 300.000 vé được in đã bán hết nhanh chóng; không đủ để đáp ứng nhu cầu của những người hâm mộ trong nước mong muốn được chứng kiến màn “chào sân nhà” của tay đua đầu tiên người Hà Lan từng chiến thắng giải F1 Grand Prix. Đây cũng là thông tin đáng buồn với giới chức Zandvoort khi địa phương này đã chi khoảng 15 triệu euro để nâng cấp cảnh quan; đường đua lỗi thời để chuẩn bị cho sự kiện này.
Hạn chế số người tham gia giải đua
Cùng ngày, Liên đoàn Ôtô quốc tế (FIA) cập nhật các quy định mới điều chỉnh cho mùa giải F1 2020; trong đó hạn chế số người các đội tham gia giải đua được phép cử tới tham gia ở mức tối đa 80 người trong các cuộc đua dự kiến sẽ được nối lại dưới hình thức không khán giả vào tháng 7 tới tại Áo. Cụ thể, từ khi sự kiện bắt đầu cho tới khi kết quả phân loại chính thức được công bố; các đội không được phép đưa quá tổng cộng 80 nhân sự tới bên trong ranh giới các đường đua.
Không quá 60 người trong đội được phép tham gia phối hợp hỗ trợ vận hành các xe đua. Những nhân viên chỉ có nhiệm vụ liên quan tiếp tân; tài trợ, tiếp thị, quan hệ công chúng; an ninh hoặc lái xe tải đi; đến sự kiện không được coi là nhân viên vận hành.Giải F1 dự kiến sẽ khởi động trở lại các vòng đua trong tình trạng không khán giả ở Áo từ đầu tháng 7 tới trước khi một loạt cuộc đua trong các điều kiện tương tự được tổ chức ở các nước châu Âu khác.
Chương trình tiếp cận nitơ hồi tháng 5
Bên cạnh việc giải đua F1 tại Hà Lan lùi lịch vì đại dịch COVID-19 thi chất thải nitơ cũng chính là lý do được quan tâm ở đây. Hội đồng Nhà nước của Hà Lan đã thiết lập cái gọi là Chương trình tiếp cận nitơ hồi tháng 5. Mục đích của chương trình về cơ bản là để giảm mức phát thải nitơ nhằm bảo tồn sinh thái ở khu vực Natura 2000; nơi các loài bị đe dọa.
Đây là một điểm rất quan trọng ở Zandvoort; một thành phố ven biển ở Hà Lan; phía tây Amsterdam; nơi sẽ diễn ra chặng đua F1 Dutch Grand Prix. Zandvoort tổ chức rất nhiều cuộc đua trong suốt cả năm; song những lần tổ chức đó không hề gây ồn ào. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản với chặng đua F1; vì những nâng cấp mà Zandvoort tiến hành để đường đua đáp ứng tiêu chuẩn của FIA đang đối mặt với nhiều vấn đề lớn. Hơn 18.000 dự án hiện đang bị trì hoãn ở Hà Lan; vì ngành xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Với tình hình này; trang Motorsport cho rằng thật khó để các công trình xây dựng hoàn thành đúng thời hạn với giải đua do sự chậm trễ. Bởi vì, quyết định của Hội đồng Nhà nước đã khiến việc tiến hành các công trình xây dựng; nâng cấp trở nên “không thể xảy ra”. Phải chấp nhận lượng khí thải nitơ trong quá trình thi công thực tế. Chính phủ Hà Lan đang cố gắng điều phối. Bộ trưởng Bruno Bruins đã nói rằng hầu hết mọi người thực sự muốn một giải Grand Prix thành công sẽ diễn ra.
Dutch Grand Prix phải dừng lại
Các nhóm hoạt động vì môi trường đã làm việc với Zandvoort nhằm phản đối việc xây dựng đường ray; một trong những nhóm lớn nhất là Stichting Duinbehoud (hay, Dune Conservation Zandvoort). Họ cho rằng “Vì sức khỏe của động vật và môi trường; Dutch Grand Prix phải dừng lại”. Các nhóm biểu tình lo ngại thiệt hại do việc xây dựng sẽ không thể khắc phục được đối với các cồn cát; môi trường sống tự nhiên của thằn lằn cát sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.
Các quan chức giải đua đã hợp tác di dời thằn lằn cát nhưng họ vẫn chưa có giấy phép tự nhiên; môi trường cần thiết để chuẩn bị mọi thứ cho cuộc đua. Vẫn còn rất nhiều thời gian trước khi cuộc đua diễn ra; nhưng sự chậm trễ không khiến các nhóm bảo vệ môi trường yên tâm; họ muốn mọi điều kiện phải được đảm bảo càng sớm càng tốt.
Ô nhiễm tiếng ồn
Mặc dù cuộc đua F1 tiềm năng phải đối mặt với sự phản kháng từ nhiều “thế lực” – dân địa phương; các doanh nghiệp; chính phủ…, song việc F1 phải đối mặt với một quy định chính phủ muốn hạn chế hoặc trực tiếp hủy bỏ một chặng đua là điều bất thường.
Chẳng hạn chặng đua Miami Grand Prix “xấu số”. Người dân địa phương; các doanh nghiệp phản kháng mạnh đến nỗi các kế hoạch cuộc đua đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp đó; các lập luận chống lại đường đua thường liên quan đến kinh tế và tiếng ồn: chặng đua đường phố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp tài trợ đường đua; và cư dân không hề muốn nghe tất cả tiếng ồn đó.
Nhưng ô nhiễm tiếng ồn là một chuyện khác xa so với khí thải. Đã có nhiều nỗ lực nhằm làm cho môn thể thao đua xe trở nên xanh hơn (như áp dụng động cơ lai); F1 vẫn là một nguồn phát thải đáng kể. Đó là chưa nói đến những lo ngại về tiếng ồn gây ra với dân cư khi tổ chức một cuộc đua. Grand Prix Hà Lan có thể vẫn diễn ra; nhưng những vấn đề này khiến bức tranh về tương lai của Zandvoort không mấy hứa hẹn.
Nguồn: Vietnamplus.vn