Người ta gọi các CLB bóng đá Đức bằng biệt danh gì?

Những CLB tại các nước là nơi sản sinh ra những chân sút thiên tài của quốc gia. Nếu bạn là fan hâm mộ của đội tuyển Đức, chắc hẳn bạn cũng biết đến những CLB bóng đá nổi danh của đất nước này. Thế nhưng bạn có bao giờ nghe qua biệt danh của các CLB Đức là gì chưa?

OKZ bật mí một chút nhé, các CLB Đức không giống như đội tuyển quốc gia của họ – không có lấy một biệt danh trong khoảng thời gian lâu như vậy đâu, mà các CLB còn có riêng cho mình những biệt danh, thậm chí là nhiều biệt danh được lấy cảm hứng từ những điều liên quan đến CLB đó. Để rõ hơn về những biệt danh của các CLB Đức và đặc biệt là cái tên Hùm Xám huyền thoại thì các bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Sơ lược về biệt danh của Bayern và các CLB Đức

Không giống như đội tuyển Đức, các CLB Đức đều thường có các biệt danh và được biết đến rộng rãi. Các biệt danh có thể xuất phát từ xuất xứ vùng đất, con người của đội bóng, cũng có thể từ phong cách thi đấu hay được hình thành nhờ những thành tích thi đấu ấn tượng của CLB.

CLB Bayern – huyền thoại của bóng đá Đức

Bayern là CLB vĩ đại nhất của bóng đá Đức và có lẽ họ cũng có nhiều biệt danh nhất. Cổ động viên đội bóng này rất tự hào về cái tên “Der Rekordmeister” dành cho CLB. Bayern lần đầu dự Bundesliga ở mùa giải 1965-1966 và đến mùa giải thứ 4 tham dự thì có chức vô địch đầu tiên.

Từ đó Bayern đã khẳng định sức mạnh thật sự của mình trong làng bóng đá Đức cũng như trên đấu trường quốc tế. Đến mùa giải 1986-87, với chức vô địch Bundesliga thứ 9 và là chức vô địch quốc gia Đức thứ 10 (lần đầu ở năm 1932), Bayern đã vượt qua Nürnberg để chính thức trở thành CLB Đức sở hữu nhiều danh hiệu vô địch quốc gia nhất. Bởi việc sở hữu số danh hiệu kỷ lục đó (đến nay đã là 22 chức vô địch), Bayern được gọi là “Der Rekordmeister” (Vô địch kỷ lục gia) của bóng đá Đức.

Với Bayern, đội bóng này còn có một biệt danh rất nổi tiếng đối với các cổ động viên Tây Ban Nha, đặc biệt là Real Madrid: “La Bestia Negra” (Quái vật đen). Bởi đơn giản, Bayern luôn là một quái vật khắc tinh của các đội bóng Tây Ban Nha như Real Madrid, Valencia trong mỗi lần đối đầu tại các giải Châu Âu. Một biệt danh thể hiện sự kính trọng và sợ hãi của cổ động viên xứ bò tót dành cho CLB hùng mạnh nhất nước Đức.

Biệt danh của Bayern

Biệt danh của FC Nürnberg và Hamburger SV

Ngoài Bayern, một vài CLB cũng có được nhiều biệt danh bởi thành tích mà họ đạt được trong lịch sử của mình. Trước Bayern, CLB cùng bang 1.FC Nürnberg được gọi là “Der Club”, xem họ như là một CLB duy nhất xứ Bavaira khi họ từng thống trị làng bóng đá Đức giai đoạn những năm 20 của thế kỷ 20. Cũng vì thành tích từng nhiều lần vô địch giải quốc gia Đức (trước khi Bundesliga ra đời), “Der Club” cũng được gọi là “Der Rekordmeister”.

Nhưng về sau, khi biệt danh này được chuyển sang cho Bayern, thì Nürnberg được xem là “Der Altmeister” (Nhà cựu vô địch). Còn với Hamburger SV, họ là đội bóng duy nhất tham dự đầy đủ tất cả các mùa giải và chưa từng xuống hạng kể từ khi Bundesliga ra đời năm 1963. Chính vì thế, đội bóng thành phố Hamburg này được xem là một chú khủng long già cỗi “Bundesliga-Dino”.

CLB Leverkusen và những biệt danh của họ

Nếu như 3 đội trên sở hữu những biệt danh khiến cổ động viên họ tự hào thì Leverkusen lại khác. Leverkusen hoàn toàn không thích cái tên “Vize-kusen” hay “Neverkusen” mà người hâm mộ gắn cho họ bởi “thành tích” 3 lần giành ngôi “á quân” ở cả 3 mặt trận Bundesliga, DFB Pokal và Champions League trong năm 2002. Cũng cùng cảnh ngộ về nhì như Leverkusen nhưng Schalke 04 được người hâm mộ cảm thông hơn nhiều, nhất là với “bi kịch vô địch trong 4 phút” trước khi bị Bayern giành mất ở mùa giải 2000-2001. Đội bóng vùng Ruhr này được gắn cho cái “danh hiệu” “Meister der Herzen – Nhà vô địch trong lòng khán giả”.

Biệt danh của CLB Leverkusen

Biệt danh của các CLB bóng đá Đức theo màu áo đấu

Các biệt danh được hình thành dựa trên màu sắc của trang phục thi đấu rất phổ biến ở Đức. Lâu đời nhất có lẽ là biệt danh “Die Rothosen” (Quần đỏ) của HSV hay “Die Roten” (Sắc đỏ) của Hannover 96. “Die Roten” cũng là biệt danh của cả Bayern hay Stuttgart bởi áo đỏ là trang phục thi đấu chính của họ. Cách gọi biệt danh xuất phát từ trang phục thi đấu có thể bị trùng lẫn nhau giữa các CLB. Chính vì thế trong từng ngữ cảnh, việc gọi tên CLB theo biệt danh dạng này cần được chọn lựa hợp lý.

Một số ví dụ khác về biệt danh dựa theo màu áo, trang phục thi đấu của các CLB: “Die Schwarz-Gelben” (Vàng-Đen, Dortmund), “Die Grün Weißen” (Xanh-Trắng, Bremen), “Die Blauen” (Sắc Xanh của 1860 München hay của Arminia Bielefeld), “Zebras” (Những chú ngựa vằn, Duisburg) vv. Biệt danh “Die Königblauen” của Schalke 04 thường bị báo chí Việt Nam hiểu nhầm với cách gọi Hoàng đế xanh. Königblau được gọi từ  sắc xanh thẩm (hay là màu xanh hoàng gia) của áo đấu S04 chứ không mang nghĩa thống trị, vua chúa như cụm từ “Hoàng đế xanh”.

Các CLB Đức được đặt biệt danh dựa vào nguồn gốc xuất xứ của họ

Nguồn gốc xuất xứ của CLB cũng thường được lấy làm biệt danh. Cái tên “Die Schwaben” (không phải là “Thiên Nga” như báo chí Việt Nam thường gọi) của Stuttgart ám chỉ họ là đội bóng đến từ vùng đất giàu truyền thống và văn hóa Swabia của Đức. “Die Bayern – Những người Bavaria” của Bayern hay “Die Frankens – Những người Franconia” của Nürnberg đều mang nghĩa nói về vùng đất, con người xuất xứ của CLB.

Schalke 04 ngoài cái tên “Die Königblauen”, họ có một biệt danh chính thống hơn là “Die Knappen – Những người thợ mỏ” bởi vì  đội bóng được thành lập từ những người thợ mỏ vùng công nghiệp Ruhr của nước Đức. Cái tên “Werkself” của của đội bóng ngành công nghiệp dược phẩm Leverkusen cũng ra đời trong trường hợp tương tự. Werk trong tiếng Đức nghĩa là nhà máy, công xưởng, còn elf là số 11, con số đặc trưng trong môn bóng đá.

Biệt danh các CLB Đức gắn liền với linh vật hoặc logo của CLB

Ngoài những cách gọi trên; biệt danh các CLB còn gắn liền với những hình ảnh linh vật của CLB đó. “Die Geißböcke – Những chú dê” trở thành biệt danh và cũng là con linh vật của 1.FC Köln; kể từ khi đội bóng này được một rạp xiếc tặng cho một chú dê; nhân ngày lễ hội của thành phố năm 1950. Những ví dụ khác như “Die Adler” (Những chú đại bàng; Eintracht Frankfurt); “Die Wölfe” (Bầy sói, Wolfsburg); “Die Löwen” (Những chú sư tử, 1860 München).

Biệt danh của FC Köln

Phong cách thi đấu gợi lên những tên gọi mới

Đôi khi; những biệt danh còn đến từ phong cách thi đấu của CLB đó. Đội bóng Borussia Mönchengladbach của HLV Hennes Weiweiler; với những cầu thủ trẻ trung đã gây náo loạn Bundesliga khi thăng hạng trong thập niên 60 bởi phong cách thi đấu nhanh nhạy; táo bạo đầy mạnh mẽ như những chú ngựa non háu đá; nên được gọi là “Die Fohlen”. Còn Kaiserslautern vừa kết hợp phong cách thi đấu hoang dã; quái gỡ và trang phục thi đấu màu đỏ trong những năm 1950; để hình thành biệt danh “Die roten Teufel – Những con quỷ đỏ”.

Với Bayern trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80; lối chơi của đội bóng này phù thuộc rất nhiều vào tiền vệ Paul Breitner và tiền đạo Karl-Heinz Rummenigge. Cho nên giai đoạn này đội bóng được gọi là “FC Breitnigge”; cái tên kết hợp từ 2 người thủ lĩnh trên sân của Bayern. Đến năm 1996, dưới thời HLV Giovanni Trapattoni; Bayern còn có một biệt danh mà có lẽ họ chẳng bao giờ thích được gọi: “FC Hollywood”. Một cái tên không phải được sinh ra nhờ phong cách thi đấu; mà là do những vấn đề lục đục của những ngôi sao Bayern ngoài sân cỏ.

Cách gọi tắt tên CLB cũng được người hâm mộ sử dụng

Cũng không hoàn toàn là những biệt danh thật sự; nhưng gọi tắt tên CLB cũng là một cách gọi thường dùng của người Đức cho các CLB tại Đức. Dễ dàng để nhận ra những cái tên như FCB (FC Bayern); BVB (Borussia Dortmund), HSV (Hamburger SV); S04 (Schalke 04), KSC (Karlsruher SC);…vv… thường xuyên xuất hiện trên băng rôn hay trong các bài viết về các CLB Đức; về giải đấu Bundesliga vv…

Cách gọi tắt tên Hamburger SV

Tên gọi Hùm Xám có lịch sử xuất phát từ đâu?

Theo tìm hiểu của người viết, tại Đức cũng như ở các nước khác; chưa thấy biệt danh này được dùng để nói đến CLB Bayern. Theo phỏng đoán; biệt danh này hoàn toàn có thể là một sản phẩm đến từ Việt Nam và ra đời trong giai đoạn cuối những năm 90 của thế kỷ trước.

Lý do cái tên Hùm Xám ra đời

Cuối những năm 90, bóng đá thế giới; đặc biệt là các giải đấu tại Châu Âu trở nên gần gũi với người dân Việt Nam. Đài truyền hình cũng như là báo chí bắt đầu chiếu và viết nhiều hơn về giải ngoại hạng Anh; Serie A, Bundesliga hay Champions League vv. CLB Bayern; một trong những đội bóng mạnh nhất Châu Âu lúc đó cũng được nhiều người Việt Nam biết đến; nhất là sau trận chung kết C1 năm 1999. Ở mùa giải 1998/1999, Bayern thường thi đấu với trang phục chính là áo xám; quần xám. Đó cũng là mùa giải duy nhất họ mặc chiếc áo màu xám lạ lẫm này. Chính vì thế hình ảnh đội bóng màu xám đã gây ấn tượng với người Việt yêu bóng đá.

Hơn nữa, trong giai đoạn cuối những năm 90; đầu những năm 2000; hình ảnh Bayern thường gắn liền với người thủ lĩnh Stefan Effenberg. Effenberg với phong cách thi đấu mạnh mẽ; máu lửa và cùng với thủ môn Kahn là linh hồn; thủ lĩnh đích thực của Bayern những năm đó. “Der Tiger – Con hổ” chính là biệt danh của Effenberg này.

CLB huyền thoại của bóng đá Đức - Hùm Xám

CLB Đức Bayern có biết về biệt danh này của mình?

Rất có thể; một nhà báo ở Việt Nam nào đó đã gọi Bayern là Hùm Xám bởi sự ấn tượng từ những hình ảnh trang phục thi đấu của CLB; và người thủ lĩnh của họ. Ngoài ra; phong cách thi đấu của CLB Bayern trong thời gian này cũng mang dáng dấp của một con hùm đích thực: rình rập chờ thời cơ để tung ra những cú tát quyết định hạ gục đối thủ. Chính vì thế; Hùm Xám đã dần dần trở thành một biệt danh quen thuộc với những cổ động viên tại Việt Nam.

Còn đối với CLB Bayern tại Đức; cái tên “Hùm Xám” hoàn toàn không liên quan đến hình ảnh của CLB. Bayern chỉ có một số biệt danh khác như đã đề cập ở phần đầu bài mà thôi.

Nguồn: bangsport.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *