Từ bóng đá Đức, chúng ta học được những gì?

Hiện nay, Đức là một trong những đội tuyển bóng đá gặt hái được nhiều thành công nhất trong làng thể thao vua toàn thế giới. Với những giải thưởng danh giá và vinh quang, lòng kiêu hãnh của người hâm mộ nói chung và trong lòng của người dân Đức nói riêng, bóng đá Đức đã thâm nhập sâu vào bên trong, thấm vào từng tế bào, là nhiệt huyết chảy trong cơ thể. Nhưng ít ai biết được, để chạm tới đỉnh vinh quang, bóng đá Đức đã phải hy sinh và cố gắng như thế nào. Để lịch sử gọi tên, để lưu danh vào trang vàng của bóng đá thế giới, những gì mà bóng đá Đức đã làm chính là để hái quả ngọt như ngày hôm nay. Vậy từ bóng đá Đức, chúng ta học được những gì?

Những lần thất bại gọi tên đội tuyển Đức

Ngày 4/7/1998, đội tuyển bóng đá Đức thảm bại 0-3 trước Croatia trong khuôn khổ tứ kết World Cup 1998. Nhưng đó chưa phải thảm kịch tồi tệ nhất.

Hai năm sau ở Euro 2000, trong mùa hè trên đất Bỉ và Hà Lan ấy, hình ảnh lão tướng 39 tuổi như Lothar Mattheaus vẫn là trụ cột của đội tuyển quốc gia như khiến người Đức tự hỏi, lẽ nào nền bóng đá hùng mạnh này đang sắp tới hồi tận diệt. Đó là một tuyển Đức già nua khi những lão tướng như Lothar Mattheaus, Thomas Hassler là quá nhiều, còn các tài năng trẻ như Sebastian Deisler thì quá hiếm hoi. Trận thua mất mặt 0-3 trước đội hình B của Bồ Đào Nha tại Rotterdam chính là cao trào dẫn đến cuộc cách mạng của bóng đá Đức.

Ý chí chiến đấu không ngừng sục sôi

Với ngân sách được duyệt gần hai triệu đôla, chương trình “Stützpunkt” của Liên đoàn Bóng đá Đức DFB xây dựng mạng lưới 121 trung tâm huấn luyện cấp vùng. Những trung tâm này mang đến hai giờ dạy bóng đá mỗi tuần cho khoảng 4.000 trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 17, còn ở lứa U12 có đến 10.000 em. Để vận hành bộ máy này, ước tính DFB phải chi ra gần ba triệu đôla mỗi năm. Một con số không hề nhỏ.

Tạo điều kiện cho mọi đứa trẻ Đức được sống với đam mê bóng đá

Dietrich Weise, nhân vật chính trong cuộc cách mạng, đã dành thời gian cả năm đi khắp nước Đức nhằm xây dựng mạng lưới và hệ thống huấn luyện. Ông chốt lại một điều quan trọng: “Ý tưởng của tôi là mọi đứa trẻ đều có thể có cơ hội tìm đến các trung tâm huấn luyện trong vòng bán kính 25km tính từ nhà mình”. Cho đến năm 2003, quy mô của dự án đã được mở rộng khi mạng lưới đào tạo mà DFB gây dựng đã lên đến con số 366 trung tâm, với khoảng 600.000 đứa trẻ được tiếp cận bóng đá dưới sự dìu dắt của 1.300 HLV mỗi năm.

Những gương mặt trẻ trong đội tuyển Đức

Những quy định thép từ DFL

Không chỉ có thế, tháng 10/2000, DFL – cơ quan quản lý hai hạng đấu bóng đá cao nhất của Đức – được thành lập. Một trong những mục tiêu đầu tiên của DFL là bắt buộc các CLB của hai giải đấu Bundesliga 1 và 2 phải đáp ứng các tiêu chí: xây dựng học viện bóng đá trẻ, có đủ cơ số bắt buộc các cầu thủ người Đức trong đội hình, những HLV người Đức và thậm chí là cả HLV thể lực trong đội hình. CLB nào không đáp ứng được những điều kiện này, sẽ không được dự Bundesliga.

16 năm trước, DFB chuẩn bị cho kỳ World Cup 2006 trên sân nhà bằng cách bổ nhiệm Jurgen Klinsmann vào chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Khi ấy Klinnsmann chưa đến tuổi 40. Hai năm sau, DFB chọn tiếp Matthias Sammer, mới 38 tuổi, cho ghế giám đốc thể thao.

Chúng ta học được gì từ cuộc cách mạng của bóng đá Đức?

Đó có lẽ là cuộc cách mạng gây đảo lộn nhất trong bóng đá hiện đại. Bao thập niên chinh chiến, bóng đá Đức nổi tiếng với thương hiệu lì lợm, đá bằng sức vóc, xù xì nhưng chắc chắn, nhàm chán nhưng hiệu quả.

Thoắt cái, mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Từ dưới lên trên, các CLB và cả tuyển quốc gia Đức giờ chơi bóng đẹp mắt, tốc độ, cực kỳ hiện đại và vẫn giữ được tính hiệu quả ngày nào. Khán giả choáng ngợp với một đội tuyển Đức mới mẻ, phóng khoáng, đẹp mắt.

Khai thác tài năng trẻ, dám thử, dám làm

Người Đức tìm kiếm các cầu thủ trẻ tài năng, họ cũng đào tạo luôn các HLV tài năng. 3/4 đội bóng vào đến bán kết Champions League mùa này cũng do những HLV người Đức dẫn dắt. Jose Mourinho 57 tuổi, Diego Simeone 50 tuổi, họ là những HLV đang ở vào độ tuổi “đỉnh cao phong độ” thường thấy của nghề khắc nghiệt này.

Nhưng khi hai nhân vật lừng lẫy của bóng đá châu Âu đó lần lượt đụng độ Leipzig ở Champions League mùa giải này, người ta mới thấy họ đã thực sự già cỗi thế nào.

Người đánh bại họ – Julian Nagelsmann – 5 năm trước đã nổi danh là thần đồng trong giới HLV. Ở tuổi 28, ông trở thành HLV trẻ nhất lịch sử dẫn dắt một đội ở Bundesliga, còn trẻ hơn nhiều học trò của ông. 33 tuổi, Nagelsmann đã cùng Leipzig vào đến bán kết Champions League.

Làm cách mạng từ những nhân tố trẻ là chuyện thường tình, nhưng ít ai dám làm triệt để như người Đức, bắt đầu trẻ hóa từ chính đội ngũ quản lý.

Những gương mặt trẻ xuất hiện

Học được từ bóng đá Đức sự kiên cường, nhẫn nại, không ngại gian khó

Người Đức không phải được tận hưởng thành quả của họ ngay. Kể từ khi những tín hiệu lạc quan của cuộc cách mạng mới chớm xuất hiện năm 2006; họ vẫn chưa thể lên ngôi giải đấu lớn nào cả cho tới World Cup 2014. Nhưng người Đức vẫn rất kiên nhẫn; tin tưởng con đường đi của mình. Trong một thời gian dài liên tục như thế; đội tuyến Đức vẫn luôn là thế lực các giải đấu họ tham gia khi thành tích tệ nhất của họ cũng là vào tới bán kết.

Sau những thành công đó; Bóng đá Đức một lần nữa đối mặt với một cuộc điều chỉnh lớn; khi họ thất bại liên tiếp ở World Cup 2018 và UEFA Nations League diễn ra sau đó; chưa kể ở cấp độ CLB; đã nhiều năm liền các đội bóng Bundesliga không gây được ấn tượng ở Champions League.

“Không có cái gọi là thế hệ vàng” ở đội tuyển Đức

HLV đội tuyển Đức Joachim Löw không từ chức; nhưng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi thẳng tay loại ba công thần kỳ cựu Thomas Müller; Jerome Boateng và Mats Hummels. Khẩu lệnh rất rõ; bóng đá Đức cần phải tiếp tục trẻ hóa; mọi dấu hiệu tự mãn và “sống lâu lên lão làng” sẽ không được chấp nhận. Và người Đức sẽ chẳng có cái khái niệm gọi là thế hệ vàng.

Khi ông Löw loại bộ ba trụ cột của Bayern khỏi đội tuyển; ban lãnh đạo “Hùm xám” cũng đã nói ra nói vào không ít. Nhưng rồi chính Bayern là đội thể hiện quyết tâm cải cách đầu tiên.

Họ thanh lý Hummels để tạo điều kiện cho trung vệ 24 tuổi Niklas Sule được đá chính. Ở hàng công; hàng loạt ngôi sao kỳ cựu cũng được “dọn dẹp” để nhường lại sân khấu cho lứa Serge Gnabry; Leon Goretzka, Joashua Kimmich (đều 25 tuổi)…

Và không chỉ có Bayern trẻ hóa ở Bundesliga. Julian Brandt; Mahmoud Dahoud của Dortmund, Timo Werner của Leipzig; và Kai Havertz của Leverkusen (cả 2 vừa chuyển sang Chelsea); Matthias Ginter của Mönchengladbach hay Luca Waldschmidt của Freiburg; tất cả sẽ là nền tảng cho một thế hệ mới của “Die Mannschaft”. HLV Löw hoàn toàn có thể lựa chọn một đội ngũ gồm toàn những cầu thủ từ 25 tuổi trở xuống; mà vẫn đủ sức đua tranh ở những sân chơi lớn nhất.

Học được những điều quý báu từ bóng đá Đức

Tổng kết về những bài học mà chúng ta học được từ bóng đá Đức

Nếu cứ tiếp tục kiên trì cũng như hoàn thiện cách làm nhiều năm vừa qua; người Đức không hề sợ thiếu những nhân tố từ cầu thủ; HLV đến các nhà quản lý để kiếm tìm thành công trong bóng đá. Với người Đức, kỉ nguyên thống trị môn thể thao vua sẽ lại sớm quay trở lại. Nếu là một người hâm mộ của bóng đá Đức; hẳn là bạn đang rất chờ mong.

Nguồn: Gfs.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *