Dự định của nhà vô địch SEA Games

Lịch sử bóng đá Việt Nam đã được ghi danh nhờ những nhà vô địch SEA Games. Họ là những cô gái dũng cảm, dám đánh đổi tất cả vì đam mê sân cỏ, vì để khoác lên mình được bộ quần đùi áo số. Sau hơn 25 năm phát triển và xác định được vị trí của mình. Vượt qua hàng ngàn lời bình phẩm với nội dung như ” con gái không hợp với bóng đá “, không đủ sức bền như bóng đá nam. Thì tính đến nay đã 6 lần được xướng tên trên đấu trường SEA Games !

Họ được xướng danh cùng hàng ngàn lời khen ngợi đến từ vị trí người hâm mộ. Nhưng bạn có đang có một câu hỏi đặt ra là đằng sau chức vô địch này sẽ ra sao đối với những cô gái đang ngày đêm nỗ lực không ngừng.

Hãy cùng OKZ tìm hiểu vấn đề nan giải này nhé

Có phải chỉ đi lên theo thời ?

Sau bàn thắng vẻ vang đem bóng đá Việt Nam lên thêm một hạng. Những lời ngợi ca, niềm vui và nước mắt cùng hàng chục tỷ tiền thưởng cho chiến tích lần thứ 6 vô địch bóng đá nữ SEA Games của các cô gái quả cảm hoàn toàn xứng đáng. Vậy khi hào quang dần tắt và lời chúc tụng nguôi đi thì họ sẽ ra sao? Liệu họ sẽ bị ” lãng quên “, thay thế bởi những hạng mục ” trending ” hơn ?

Khó khăn dành cho đội tuyển nữ

Trước đó, tuyển nữ Việt Nam đã có 5 lần vô địch SEA Games. Đây thực sự là điều mà các cầu thủ nam 50 năm ao ước chưa một lần đạt được.

Bài báo từng ghi chép

Niềm vui sướng của bóng đá nữ

Đổi lại với điều đó, những bài báo đã từng nói :

 “ Nhiều nữ cầu thủ đã phải hy sinh hạnh phúc gia đình, lứa đôi để theo đuổi sự nghiệp. Có những người lấy chồng rồi nhưng nhất quyết “kế hoạch hóa” để cống hiến cho CLB và đội tuyển. Nhưng sự hy sinh của họ đôi khi không được nhìn nhận một cách công bằng”.

“ HLV thủ môn của ĐT nữ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Hồng từng phải đẩy xe bán bánh mỳ dạo, hậu vệ Nguyễn Hải Hoà của Thái Nguyên cũng lựa chọn công việc này để kiếm thêm thu nhập. Trung vệ Quách Thanh Mai sửa xe hay cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Liễu ngồi bán rau lề đường từng một thời làm dậy sóng cộng đồng mạng”.

Uẩn khúc trong bóng đá

Chúng ta sẽ không thể trách nhà tài trợ cũng như doanh nghiệp thờ ơ với bóng đá nữ. Sẽ không thể đổ lỗi cho ai và chỉ vồ vật khi các cô gái có thành tích vang dội. Chúng ta lại càng không thể bắt khán giả phải đến sân hay yêu thích bóng đá nữ vì họ có tự do lựa chọn và ngoài những trận vang danh, đầy màu cờ sắc áo ở giải quốc tế thì sân bóng quốc nội mở cửa tự do thì… cũng không mấy ai xem

Những nhà vô địch SEA Games

Tung hô nhiều, ca ngợi chắc chưa dứt và xót xa cho những cô gái vàng vật lộn với mưu sinh cực khổ trăm bề chắc còn mãi. Cũng như một thời về tin các cô gái đã từng phải đi đẩy xe bánh mì để mưu sinh đã lọt vào sự quan tâm, xót xa của mạng xã hội. Song, cũng đã nhanh chóng bị thay thế bằng tin tức khác.

Một khi bóng đá nữ chỉ để “trang điểm” cho những ngày vui với trái bóng tròn hay có được cảm thương từ những tình cảm bộc phát với hình ảnh lăn xả máu trộn mồ hôi của các cô thì việc tuyển thủ sau giải đấu lớn lại lo cơm áo hàng ngày chẳng có gì lạ.

Đồng cảm cùng các cô gái

Đã có một suy tư rất hay dành cho bóng đá nữ :

 “Nhiều người theo dõi các trận đấu trên tivi vì thương các cô gái. Chưa bao giờ nghe ai nhắc đến mua vé vào xem các trận bóng đá của các cô gái. Họ đá ở sân nào cũng không mấy ai quan tâm. Theo tôi, không thể xây dựng phát triển bất cứ điều gì chỉ xuất phát từ tình thương. Cũng như không thể ép người ta yêu mình. Mọi điều đều phải xuất phát từ sự tự nguyện. Từ sự hấp dẫn tự thân. Trong sự trân trọng từ hai phía…”

Tiếp sức bóng đá nữ

Đây có lẽ là một chuyên mục khó có thể nói một cách chính xác.

Làm thế nào không chỉ tuyển thủ nữ với các giải đấu lớn đầy tiền thưởng cùng cuồng nhiệt nhất thời của khán giả mà các cầu thủ nữ duy trì được với nghiệp quần đùi áo số? Điều gì sẽ khiến sau lời ca tụng đó sẽ đảm bảo các các nhà vô địch SEA Games không lo ngại về tương lai bất định của họ ? Cũng như ai sẽ đảm bảo cho họ một nghề nghiệp vững chãi sau khi từ giã sân cỏ?…

Tất cả đều bỏ ngỏ dù đã là nhà vô địch SEA Games đến lần thứ 6 hay hơn nữa.

HLV Mai Đức Chung, người thầy đồng hành cùng các cô gái cũng xót xa vô cùng. Ông bất lực nhưng chỉ biết cố gắng, mong rằng không phải một hay hai năm nữa. Thậm chí có thể chục năm sau, mong rằng bóng đá nữ Việt Nam sẽ được cả thế giới ưa thích.

Quang Hải - một trong những cầu thủ được yêu thích

“ Khán giả rất cuồng nhiệt với bóng đá nam nhưng bóng đá nữ thì ngoại trừ Sea Games rất ít được quan tâm. Cổ động viên sẵn sàng bỏ ra vài triệu, thậm chí cả chục triệu xem Quang Hải, Công Phượng, Văn Hậu… thi đấu nhưng lại không đến sân xem bóng đá nữ dù được vào cửa tự do.”- ông bảy tỏ

Nguồn: Cuocsongantoan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *