Ligue 1 – nơi được mệnh danh là lò đào tạo cầu thủ trẻ của Châu Âu

Sau khi Ibrahimovic đến Manchester United, trước sự trỗi dậy của Nice, Monaco và sự chững lại của PSG, giải VĐQG Pháp vòng 1 trở nên vô cùng sôi động. Ngoài những gương mặt trẻ đã khẳng định tên tuổi như Nabil Fekir, Alexandre Lacazette, Alphonse Areola, các CLB Pháp còn giới thiệu nhiều cầu thủ trẻ xuất sắc từ các lò đào tạo thanh thiếu niên của mình.

Không phải vô cớ mà người ta gọi Ligue 1 là lò đào tạo cầu thủ trẻ của Châu Âu. Dù không phải là giải đấu thuộc top đầu Châu Âu, không có sức hấp dẫn như Ngoại hạng Anh hay Laliga. Ligue 1 vẫn biết cách tạo thương hiệu riêng cho mình, Kylian Mbappe chính là một ví dụ điển hình. Cầu thủ sinh năm 1998 hiện đang chơi cho câu lạc bộ PSG, anh hiện đang là một trong những cầu thủ được thèm khát nhất Châu Âu. Trong những năm gần đây, Ligue 1 được coi là cái nôi của những tài năng trên khắp châu Âu. Mỗi mùa giải, sân chơi này “cho ra lò” vài ngôi sao lớn vào dạng “bom tấn”. Mùa này, ai có thể tiếp bước Dembele, Mbappe, Ndombele ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thông tin cho bạn.

Tìm hiểu về giải đấu Ligue 1

Ligue 1 là giải vô địch bóng đá hạng cao nhất nước Pháp. Giải đấu ra đời vào năm 1932. Và hiện đang được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp của Pháp. Mùa giải Ligue 1 đầu tiên được khai mạc vào ngày 11/9/1932 với tên gọi là giải vô địch quốc gia. Chỉ 1 năm sau, giải được đổi tên thành Division 1. Và cho đến năm 2002 mới có tên gọi Ligue 1 như hiện nay.

Tìm hiểu về giải đấu Ligue 1

Saint-Etienne đang là đội có thành tích tốt nhất lịch sử Ligue 1. Với 10 lần giành chức vô địch, trong khi đó Olympique Lyonnais là đội có nhiều lần vô địch liên tiếp nhất tại giải với 7 lần (2002 đến 2008). Olympique de Marseille có nhiều mùa tham dự Ligue 1 nhất với 69 mùa giải. Paris Saint-Germain có nhiều mùa giải nhất liên tiếp tham dự Ligue 1 với chuỗi 45 mùa. Nhà vô địch Ligue 1 2019-20 là PSG. Đội bóng duy nhất nằm ngoài lãnh thổ nước Pháp tham dự Ligue 1 chính là AS Monaco.

Ligue 1 là giải vô địch bóng đá hạng cao nhất nước Pháp. Giải đấu ra đời vào năm 1932 và hiện đang được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp của Pháp. Mùa giải Ligue 1 đầu tiên được khai mạc vào ngày 11/9/1932 với tên gọi là giải vô địch quốc gia. Chỉ 1 năm sau, giải được đổi tên thành Division 1 và cho đến năm 2002 mới có tên gọi Ligue 1 như hiện nay.

Vụ mùa bội thu tài năng ở Ligue 1

2019/20 đang là vụ mùa bội thu tài năng ở Ligue 1. Giải đấu cao nhất nước Pháp mùa này chứng kiến hàng loạt phát hiện mới ở tuổi 16, 17. Như Eduardo Camavinga, Rayan Cherki, William Saliba, Jeff Reine-Adelaide, Tanguy Kouassi… Và từ nay tới khi mùa giải khép lại, nhiều gương mặt triển vọng khác có thể được trình làng. Không chỉ PSG, Lyon, Monaco, Rennes hay Marseille – những đội bóng luôn trích nguồn ngân sách không nhỏ hàng năm cho công tác đào tạo trẻ. Mà nhiều CLB eo hẹp về tài chính như St.Etienne, Bordeaux, Nantes… cũng vẫn làm điều tương tự.

Vụ mùa bội thu tài năng ở Ligue 1

Khi giới chủ Qatar tiếp quản PSG vào tháng 5/2011. Từng có rất nhiều thời điểm người ta chỉ trích họ mất đi bản sắc. Vì dùng quá nhiều ngôi sao nước ngoài, bỏ quên đào tạo trẻ. Tuy nhiên, vài mùa gần đây, PSG lại là một trong những cái nôi đào tạo xuất sắc nhất không chỉ ở Ligue 1. Tính riêng ở mùa này, ĐKVĐ Pháp lại tiếp tục giới thiệu nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu từ lò đào tạo của mình. Như Loic Mbe Soh (18 tuổi), Adil Aouchiche (17 tuổi) và đặc biệt Tanguy Kouassi. Tuy mới 17 tuổi, nhưng Kouassi đã có 653 phút thi đấu cùng đội 1 của PSG. Bên cạnh những ngôi sao nơi hàng tiền vệ như Marco Verratti, Angel di Maria, Ander Herrera, Marquinhos…

Ligue 1 đang hoạt động hết công suất

Pháp vốn nổi tiếng là “công xưởng” sản xuất tài năng số một ở châu Âu. Và lúc này công xưởng đó đang hoạt động hết công suất. Bên cạnh chú trọng vào công tác đào tạo. Thì các CLB chuyên nghiệp Pháp cũng sẵn sàng sử dụng “cây nhà lá vườn”. Do đó, xu thế mới là các cầu thủ được “ra đời” rất sớm. 16 tuổi đã có thể thi đấu thường xuyên ở giải đấu danh giá nhất mảnh đất hình lục lăng. Cherki là ví dụ điển hình. 15 tuổi đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với Lyon. 16 tuổi chơi trận đầu tiên tại Ligue 1, Champions League .Và trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất lịch sử CLB.

Ligue 1 đang hoạt động hết công suất

Tài năng của Cherki được chú ý từ đầu mùa 2019/20. Nhưng chắc chắn nếu không có những chấn thương dài ngày của Memphis Depay, Reine-Adelaide. Và đặc biệt sự tin tưởng của HLV Rudi Garcia cùng ban huấn luyện Lyon. Thì cầu thủ này cũng khó lòng tỏa sáng. “Không chỉ những cầu thủ xuất chúng như Kylian Mbappe, Camavinga hay Cherki vào đời từ rất sớm, mà nhiều tài năng trẻ khác cũng vậy. Các CLB muốn giới thiệu phát hiện mới càng sớm càng tốt để có thể làm giá trên thị trường chuyển nhượng. Ngay cả các chủ tịch CLB cũng rất nhạy cảm, quan tâm đến xu thế này”, Samuel Fenillat – giám đốc trung tâm đào tạo của Nantes, cho biết thêm.

Bỏ qua những giai đoạn trung gian

Bản thân HLV Claude Puel của St.Etienne cũng thừa nhận rằng. Rất nhiều CLB Pháp thậm chí còn bỏ qua cả những giai đoạn trung gian (đá với đội trẻ, thực tập ở đội 1). Trước khi ký hợp đồng chuyên nghiệp với các tài năng trẻ vì sợ bị “nhòm ngó”. Tại St.Etienne, những Abi hay Fofana đều phải thi đấu với đội trẻ (U19) tại giải hạng Tư Pháp rồi mới được đôn lên đội 1. “Chúng ta là giải đấu xuất khẩu. Giống như Bỉ. Có rất nhiều đội bóng trẻ. Genk chẳng hạn.

Bỏ qua những giai đoạn trung gian

Họ tranh tài tại Champions League với tuổi trung bình của các cầu thủ là 23”. Giám đốc học viện đào tạo Lens, Franck Haise, nhấn mạnh. Song, rõ ràng chất lượng đào tạo ở các CLB Pháp ngày càng nâng cao. Thậm chí GPS (hệ thống định vị toàn cầu) được sử dụng để đánh giá hiệu suất tập luyện của các cầu thủ. Hệ quả là hơn 150 cầu thủ Pháp đang đá chính tại 4 giải vô địch hàng đầu châu Âu. Và Ligue 1 vẫn là cái nôi số 1 sản sinh các tài năng trẻ.

Hầu hết cầu thủ nhí được các đội bóng Pháp săn lùng từ lúc còn nhỏ. Đào tạo bài bản cả về văn hóa lẫn chuyên môn, kỹ năng chơi bóng. “Hầu hết các đội bóng Pháp đều dành một khoản kinh phí nhất định cho công tác đào tạo trẻ. Đó gần như là một truyền thống và nó giúp nhiều đội bóng nhỏ. Trung bình vẫn có thể sống tốt tại giải đấu số 1 Pháp. Dù không có đủ tiền chiêu mộ các cầu thủ chất lượng.”, Bertrand Reuzeau, giám đốc học viện đào tạo trẻ Monaco cho biết.

Không nên để cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp sớm

HLV Claude Puel: “Không nên để cầu thủ thi đấu chuyên nghiệp quá sớm” Một số HLV tại Ligue 1 khuyến cáo các đội bóng không nên để cầu thủ trẻ thi đấu chuyên nghiệp quá sớm. Vì ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ bắp, hệ cơ, xương. “Thi đấu chuyên nghiệp trước tuổi 20 bây giờ là bình thường. Nhưng với tôi thì đó là bất thường.

Làm sao một cậu thiếu niên có thể tập luyện thi đấu với một người đàn ông trưởng thành? Một cầu thủ trẻ vẫn chỉ là một cầu thủ trẻ. Họ cần thời gian để phát triển toàn diện. Chúng tôi quan tâm họ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí ngày nay, các đội bóng đều đưa bộ môn yoga vào để hỗ trợ rèn luyện cầu thủ”, HLV Claude Puel (ảnh trên) nhấn mạnh. Trước năm 2015, tại Nantes luôn có ít nhất 75 tai nạn nghề nghiệp mỗi năm liên quan đến các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên con số này giảm xuống còn 25. Khi CLB quyết định nâng độ tuổi ký hợp đồng chuyên nghiệp với tài năng trẻ lên 19 tuổi. Thay vì 16 như trước.

Nguồn: Bongdaplus.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *