Cùng với những thách thức, khó khăn mà các đội bóng đá nữ quốc gia Việt Nam đã trải qua. Song, vẫn có những thành công rực rỡ được gặt hái bởi các đội tuyển này một cách khiến ta phải nói lên rằng ” Tự Hào Việt Nam ! “. Có thể kể đến những thành tích như : Đoạt ngôi vô địch Giải vô địch bóng đá Đông- Nam Á 2019, giành Huy chương vàng lần thứ 6 tại Sea Games,..
Thế nhưng, cùng những thành tích danh giá ấy. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng đã có những hướng đào tạo nguồn bóng đá nữ nào để có thể được như bây giờ ?
Vậy hãy cùng OKZ đi vào chuyên mục để giải đáp về hướng đi đào tạo chuyên nghiệp cho công tác đào tạo nguồn và phát triển phong trào, bảo đảm về cả chất cũng như lượng dành cho bộ môn có nhiều đặc thù này.
Thử thách tạo ra đội bóng đá nữ
Đội bóng đá nữ Việt Nam không chỉ rạng danh tại các đấu trường khu vực bởi những bàn thắng Huy chương vàng từ 6 kỳ Sea Games và các lần vô địch Đông Nam Á. Những bàn thắng này thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của bộ môn nhiều đặc thù này. Không những vậy mà còn đặt ra thêm những kỳ vọng mới tại các mục tiêu xa hơn. Những kỳ vọng mới ấy có thể kể đến như World Cup hoặc Olympic. Cũng như bạn biết, để thực hiện hóa mục tiêu này là cả những cố gắng, phấn đấu của các đội tuyển nữ với không ít khó khăn, trở ngại.
Dù cho đội bóng đã có cho mình 25 năm phát triển. Nhưng dường như bóng đá nữ Việt Nam vẫn có số lượng khiêm tốn vận động viên cũng như khán giá theo đuổi, theo dõi. Có thể kể đến môt phần là do yêu cầu cao về sức bền thể lực chăng? Hay kỹ năng cũng như sức chịu đựng khi gặp rủi ro? Mà bên cạnh đó một yếu tố không kém quan trọng khác là kinh phí cho buổi hoạt động.
Kinh phí cho buổi hoạt động
Đằng sau bức tường của những bàn thắng là cả một bầu tâm sự
Với kinh phí có được chỉ khoảng 3 tỷ đồng/ năm. Bạn nghe có thể thấy sẽ nhiều. Nhưng chi phí này vẫn quá là nhỏ dành cho đội tuyển bóng đá nữ. Điều này là cho các đội bóng đá nữ khá chật vật, khó khăn để có thể tiếp tục duy trì. Điều này không ít nhiều ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội. Vấn đề này vẫn chưa thể giải quyết được. Bởi, việc huy động tài trợ là việc khó khăn có thể làm. Đặc biệt là những câu lạc bộ bóng đá không nằm trong địa phương có tiềm lực về kinh tế
Theo như lời của huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nữa Việt Nam Mai Đức Chung. Cả nước ta hiện nay vẫn chỉ có thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nam là có thể tổ chức được đội bóng đá nữ. Cùng với lượng kinh phí đầu tư ít ỏi, việc đáp ứng để hiệu quả tập luyện, rèn quân thì lực lượng dự nguồn như vậy vẫn là quá ít. Khó có thể đảm bảo được các yếu tố cần thiết mà đội bóng cũng như huấn luyện viên mong muốn.
Việc kinh phí không đáp ứng khiến tuyển thủ lo lắng và ít lần không thể tập trung luyện tập.
Thời gian dành cho đội tuyển bóng nữ
Còn về ý kiến của Trưởng bộ môn bóng đá ( Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục, thể thao Hà Nội) Đỗ Văn Nhật. Thời gian cũng là yếu tố khó khăn “chắn ngang” thành công của đội tuyển bóng đá nữ. Việc để có thể đào tạo một vận động viên bóng đá nữ mất rất nhiều thời gian, công sức. Vì ông cho rằng “Mỗi năm, trung tâm tuyển hàng chục vận động viên, duy trì đào tạo 7-8 năm, mới có thể giới thiệu được 2-3 gương mặt đủ trình độ thi đấu cho đội tuyển quốc gia”.
Có thể thấy rằng đây là bộ môn đòi hỏi rất nhiều ở người chơi. Họ cần có kỹ năng nhờ sự chăm chỉ và cả sức lực bền để tiếp tục
Có thể ví dụ đến trường hợp của tiền đạo Ngân Thị Vạn Sự ( đội bóng đá nữ Hà Nội ). Đây là vận động viên được đánh giá đôn lên đội 1 khá nhanh chóng so với đồng đội. Cầu thủ Ngân Thị Vạn Sự cũng tâm sự, sẻ chia rằng ” “Tôi may mắn được đầu tư đúng hướng từ nhỏ, nhưng cũng phải mất khoảng gần 7 năm mới được gọi vào đội 1”.
Tiếp sức cho bóng đá nữ
Dù cho các khó khăn trên cản trở họ. Nhưng các đội tuyển nữ vẫn rèn luyện chăm chỉ với mong muốn mang về tự hào cho nước nhà.
Cùng những mục tiêu, nhiệm vụ quốc tế không chỉ là Olympic, SEA Games 3-2021 hay xa hơn là tham dự World Cup bóng đá nữ đã được đề ra. Để việc phát triển này được bền vững. Bóng đá nữ Việt Nam sẽ cần phải có kế hoạch đầu tư bài bản, chuẩn xác. Để việc dưỡng quân, rèn quân phát triển theo đường dài. Trong đó việc quan trọng nhất là tập trung trẻ hóa lực lượng. Tạo điều kiện cho những ” đam mê trẻ” tìm được hướng và đam mê của bản thân, tạo nguồn kế cận phù hợp với yêu cầu mới.
Đặc biệt là, mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện như đã nghe được tiếng lòng của đội tuyển nữ. Bộ trưởng đã yêu cầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những biện pháp hỗ trợ các đội bóng đá nữ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bộ môn này có cơ hội phát triển bền vững, để có thể mang lại thêm những thành tựu mới trên đấu trường quốc tế. Điều này là dấu hiệu đáng mừng cho bóng đá nước nhà. Bởi từ đây họ đã có thể tự tin luyện tập cho các bàn thắng !
Biện pháp phát triển bền vững
Để tiếp tục cho việc phát triển bền vững này. Phó Chủ Tịch Thường trực Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Trần Quốc Tuấn cho biết. Liên Đàn đã có cho mình kế hoạch bổ sung thêm huấn luyện viên thể lực dành cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam. Khác như xưa, vị trí thủ môn sẽ được chú trọng với huấn luyện viên chuyên biệt của bộ môn.
Để giải quyết vấn đề tìm nguồn hỗ trợ cho đội tuyển. Ông cũng cho biết Liên đoàn sẽ tích cực đẩy mạnh hỗ trợ. Nhằm bảo đảm nguồn lực để đội tuyển có thể yên tâm tập luyện cho các mục tiêu. Trước mắt, đã có một doanh nghiệp lớn để mắt tới. Và sẵn sàng hỗ trợ cho đội tuyển một cách bền vững. Ngoài ra, cũng không quên đảm bảo đầu ra cho vận động viên bóng đá nữ khi đã giải nghệ.
Để kêu gọi, lan rộng tính thể thao cho vấn đề ” tạo nguồn kế cận mới “. Phó Chủ Tịch Thường trực Liên đoàn Bóng Đá Việt Nam Trần Quốc Tuấn cho rằng. Các địa phương sẽ cần đẩy mạnh xã hội hóa. Đồng thời xây dựng phong trào bóng đá nữ trong trường học, duy trì giải bóng đá nữ, tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho việc luyện tập cũng như khi thi đấu,… Việc này nhằm đảm bảo các ” tài năng trẻ ” sẽ sớm tìm được đam mê mà mình thuộc về. Từ đó góp phần thúc đẩy phong trào toàn diện, tạo thêm nguồn tuyển chọn
Nguồn: Hanoimoi.com